DOANH NGHIỆP FDI MỞ TỜ KHAI Ở ĐÂU???
Doanh nghiệp FDI đang ngày càng gia tăng số lượng tại thị trường Việt Nam. Vậy quyền nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thủ tục hải quan liên quan như thế nào? Anh chị cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Doanh nghiệp FDI là gì?
Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên, cổ đông.
Cụ thể, doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được định nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài
- Đầu tư theo các hình thức như góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp khác
2. Doanh nghiệp FDI mở tờ khai như thế nào?
2.1 Về Đăng ký tờ khai hải quan
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính về Đăng ký tờ khai hải quan:
“a) Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
b) Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này…”.
2.2 Địa điểm làm thủ tục Hải quan
Ngoài quy định tại khoản 1, Điều 19 thì tại Điều 58 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định địa điểm làm thủ tục Hải quan đối với mộ số loại hình cụ thể:
“1. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu:
a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập…
2. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu:
a) Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện;
b) Đối với DNCX:
b.1) Hàng hóa là sản phẩm xuất khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tái xuất sau khi đã tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp xuất khẩu) DNCX được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện; trừ trường hợp hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
b.2) Trường hợp DNCX xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.’’
2.3 Hồ sơ hải quan bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan 2014 thì hồ sơ hải quan gồm:
+ Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
+ Chứng từ có liên quan.
Note: Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.
Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Note: Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan 2014
2.4. Thời hạn nộp tờ khai hải quan trong bao lâu?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Hải quan 2014 thì thời hạn nộp tờ khai hải quan như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
- Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Hải quan 2014.
Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ dịch vụ Đăng ký tờ khai hải quan, liên hệ ASC Trans nhé ạ!
-------------------------
ASC TRANS – HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN
Mob/Zalo: 0869.314.652 - Ms. Thu Trang
Địa chỉ: Tòa nhà Hà Đô Park View, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội