EVFTA: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH  LOGISTICS VIỆT NAM
logo

EVFTA: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH  LOGISTICS VIỆT NAM

Sau khi được chính thức ký kết và có hiệu lực thi hành từ 01/08/2020, Hiệp định EVFTA được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến tương lai thị trường logistics ở Việt Nam.

Theo các điều khoản tại EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường đối với dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường bộ, đường sắt, vận tải biển, vận tải thủy nội địa và một số dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

Do đó, EVFTA có thể ảnh hưởng đến triển vọng phát triển ngành logistics ở 2 góc độ:

  • cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và EU trong lĩnh vực vận tải và phục vụ vận tải;
  • cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến dung lượng thị trường dịch vụ logistics trên các góc độ quy mô, chất lượng dịch vụ, nhu cầu mở rộng công suất, thực hiện dịch vụ.

Cơ hội mà EVFTA đem tới cho ngành logistics là rất lớn nhưng không có nghĩa là dành cho mọi doanh nghiệp, bởi cơ hội luôn song hành cùng thách thức. Để hiểu rõ hơn tác động của Hiệp định EVFTA, có thể phân tích ma trận SWOT như sau:

Cơ hội (Opportunities)

Thách thức (Threats)

  • Thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thuộc Liên minh châu Âu tăng lên đáng kể => nhu cầu logistics cũng tăng lên.
  • Là nơi tập trung các cảng biển và sân bay bận rộn nhất trên thế giới.
  • Dung lượng thị trường logistics của EU liên tục tăng trưởng, trong đó Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trong khối Liên minh Châu Âu. Trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đức đạt hơn 10,25 tỉ USD, trong đó, nước ta xuất khẩu 6,6 tỉ USD và nhập khẩu 3,7 tỉ USD. Bên cạnh đó, Đức cũng là quốc gia xuất khẩu trang thiết bị y tế sang Việt Nam nhiều thứ hai, chỉ sau Mỹ.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ logistics của EU với sự phát triển và tiềm lực khi bước chân vào thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam sẽ tạo thêm sức ép lớn đối với các doanh nghiệp logistics trong nước.

Điểm mạnh (Strengths)

Điểm yếu (Weaknesses)

  • Vị trí địa lý thuận lợi với bờ biển dài và nằm trong tuyến hàng hải quốc tế cùng mạng lưới đường bộ trải khắp cả nước.
  • Hệ thống đường cao tốc, sân bay quốc tế, hệ thống kho, cảng biển đang được đầu tư mạnh.
  • Cải cách thủ tục hành chính với hoạt động xuất nhập khẩu, hải quan điện tử giúp tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian và chi phí logistics.
  • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics trong nước còn tương đối hạn chế. Lâu nay, ngành này vẫn được “bảo hộ” khá chặt chẽ.
  •  Chất lượng hạ tầng dù đã được đầu tư vẫn còn chưa đáp ứng được thực tế phát triển (đặc biệt là cảng biển, đường sắt) chi phí cao.
  • Khả năng xếp dỡ và trung chuyển container hạn chế, mức độ container hóa thấp ( do thiếu cơ sở hạ tầng, dịch vụ đóng gói, xử lý container)
  • Tập quán xuất nhập khẩu theo lối cũ nên khách hàng thường thuê phương tiện do đối tác nước ngoài đảm nhận thay vì lựa chọn đội tàu trong nước để vận tải.

 

 Có thể thấy việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường lớn. Để tận dụng tốt các cơ hội do thị trường này mang lại cũng như xây dựng tâm thế sẵn sàng ở một sân chơi mới, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần chủ động khắc phục những hạn chế hiện tại, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình. Cụ thể:

  • Các doanh nghiệp cần nắm rõ các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ để nhận diện những nguy cơ mới, có kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp, bài bản trong cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
  • Các doanh nghiệp cải thiện trình độ công nghệ thông tin và tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để kết nối thông tin, nhất là mạng lưới logistics toàn cầu.
  • Doanh nghiệp cũng cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động; cải thiện quy mô vốn, năng lực quản lý và phạm vi hoạt động kinh doanh, nhất là việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư EU.

Như vậy theo nội dung của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, các cam kết sẽ ở mức mở rộng cửa hơn rất nhiều cho danh nghiệp hai bên. Đây vừa là cơ hội vừa thách thức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam. "EVFTA đi vào có hiệu lực, các doanh nghiệp logistics châu Âu sẽ vào Việt Nam rất nhiều, nếu không có chiến lược phát triển bài bản, chắc chắn doanh nghiệp Việt sẽ mất ngay miếng bánh thị phần trên sân nhà trước khi tiếp cận được thị trường EU". Sự chênh lệch giữa trình độ phát triển của các danh nghiệp logistics EU và Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt.

TIN MỚI NHẤT

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM   Căn cứ:

CỘNG ĐỒNG