THỦ TỤC HẢI QUAN -  VẬN TẢI QUỐC TẾ  HÀNG Y TẾ - SỐ 1 VIỆT NAM
logo

THỦ TỤC HẢI QUAN -  VẬN TẢI QUỐC TẾ  HÀNG Y TẾ - SỐ 1 VIỆT NAM 

Hiện nay, thủ tục hải quan nhập khẩu trang thiết bị y tế, ngoài văn bản của cơ quan hải quan, văn bản quan trọng nhất là Nghị định số 03/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/01/2020 sửa đổi, bổ sung điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ về Quản lý trang thiết bị y tế, theo đó:

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu trang thiết bị y tế, trước hết cần đủ hồ sơ như hàng hóa thông thường, đồng thời thêm giấy tờ quản lý chuyên ngành của Bộ y tế

Hồ sơ hải quan nhập khẩu trang thiết bị y tế

Bộ chứng từ nhập khẩu trang thiết bị y tế kinh doanh thông thường bao gồm:

a) Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)

b) Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp

c) Giấy giới thiệu – Bản chính

c) Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

d) Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp

e) Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính

f) Ngoài ra, giấy tờ chuyên ngành theo quy định của Bộ y tế như sau:

Với các trang thiết bị y tế cần giấy phép nhập khẩu:

“Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D và giấy phép nhập khẩu sinh phẩm chẩn đoán in vitro được cấp trong năm 2018, 2019, 2020, 2021 thì giấy phép nhập khẩu đã được cấp có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và Cơ quan hải quan không thực hiện việc kiểm soát số lượng nhập khẩu đối với trường hợp này…” (mục a, Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 03/2020/NĐ-CP)

Trang thiết bị y tế loại A: Bản phân loại trang thiết bị y tế loại A và phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng do sở y tế cấp

“Đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A đã có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng do Sở Y tế cấp được nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng mà không cần bản phân loại và văn bản xác nhận là trang thiết bị y tế của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông quan” – mục b, Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 03/2020/NĐ-CP

Trang thiết bị y tế loại B, C,D và không cần giấy phép nhập khẩu: Bản phân loại trang thiết bị y tế

“Đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu và đã có bản phân loại là trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D do tổ chức phân loại được Bộ Y tế công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo nhu cầu, không hạn chế số lượng mà không cần văn bản xác nhận là trang thiết bị y tế của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông quan.”  – – mục b, Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 03/2020/NĐ-CP

Nhãn mác của trang thiết bị y tế

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Với mặt hàng trang thiết bị y tế Nội dung Nhãn Trang thiết bị y tế hiện hành được quy định tại Phụ lục 1, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa như sau:

Nhãn trang thiết bị y tế cần thể hiện:

a) Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;

b) Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế;

c) Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

Điều 54 “Nhãn trang thiết bị y tế”, Nghị định về Quản lý trang thiết bị y tế quy định:

1. Việc ghi nhãn trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về nhãn hàng hóa.

2. Trang thiết bị y tế nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá.

Thuế nhập khẩu trang thiết bị y tế

Khi nhập khẩu trang thiết bị y tế về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của trang thiết bị y tế là 5-10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của trang thiết bị y tế hiện hành từ 0-25%.

Trong trường hợp trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

-----------------------------------------------------------------------

Khâu thông quan đối với hàng hóa XNK là vô cùng quan trọng. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan thường trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn kèm theo nhiều chính sách hải quan mới ban hành, cập nhật liên tục, thay đổi theo từng năm.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, bằng việc am hiểu, cập nhật các thông tư, nghị định hải quan mới nhất, nắm rõ quy trình thông quan các loại hàng hóa, ASC TRANS sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thông quan và vận tải quốc tế hàng hóa với chi phí và thời gian tiết kiệm nhất.
Để đc tư vấn và hỗ trợ cụ thể, anh/chị vui lòng liên hệ:
???? Telephone: 024.6269.7555
????Phone: 0944.452.199 _ Ms Kelly Huong (Zalo/Mob)
 

TIN MỚI NHẤT

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM   Căn cứ:

CỘNG ĐỒNG