THỰC TRẠNG THIẾU HỤT CONTAINER RỖNG
logo
 
THỰC TRẠNG THIẾU HỤT CONTAINER RỖNG
 
Vừa qua, vào ngày 3/11, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến: "Thực trạng thiếu hụt container rỗng và các giải pháp khắc phục cho doanh nghiệp". Hội thảo được tổ chức nhằm kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp Hội viên về thực trạng thiếu hụt container rỗng, qua đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để gỡ khó cho doanh nghiệp.
 
Cuối năm thường là cao điểm của tình trạng khan hiếm container rỗng, đặc biệt năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm thay đổi cán cân xuất nhập khẩu càng khiến tình trạng thiếu hụt container trở nên phức tạp hơn. Để tìm hiểu vấn đề này, từ ngày 29/10, VLA đã tiến hành khảo sát đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics về thực trạng thiếu hụt container rỗng. Kết quả cho thấy khó khăn của doanh nghiệp về thiếu hụt container rỗng ở từng mắt xích trong hoạt động với hãng tàu như sau: Bộ phận kinh doanh chiếm 17%, Giao nhận container ở depot chiếm 40% và Bộ phận booking chiếm 43%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng khó khăn trong tuyến vận chuyển hàng hóa chủ yếu là qua khu vực Nội Á và Châu Mỹ.
==> Qua khảo sát, VLA cho biết, việc thiếu hụt container rỗng do cuối năm là mùa cao điểm của xuất khẩu, thêm vào đó do Việt Nam là nước xuất siêu. Không những do ảnh hưởng của giao nhận container ở depot mà việc kiểm soát container rỗng của hãng tàu depot chưa tốt cũng đã gây thiếu hụt container ở Việt Nam.
 
Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Lê Kim Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (SNPL) cũng cho biết: “Nguyên nhân chính gây thiếu hụt container rỗng là do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, đặc biệt là giai đoạn cao điểm tháng 5 và tháng 9 vừa qua. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của bão, sương mù nên việc xuất khẩu hàng qua các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc phải “ngủ lại”. Năng lực tiếp nhận rỗng của các cảng nước sâu chuyển về các cảng ICD còn hạn chế, cụ thể tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương hiện nay có khoảng 50 depot rỗng nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó trong ICD có khả năng trực tiếp tiếp nhận rỗng từ các cảng nước sâu”.
 
Ngoài ra, hội thảo còn đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt container rỗng, là đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn lực để tăng cường chất lượng dịch vụ vận chuyển container, rút ngắn thời gian quay vòng container, ở vùng nào thì chủ động lấy container vùng đó để tránh tình trạng ùn tắc và thiếu hụt khi chỉ tập trung vào một chỗ. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tăng cường cơ chế thúc đẩy giao nhận và cơ chế thưởng phạt trong việc sử dụng container...
 
Với những thông tin và giải pháp được đề xuất tại Hội thảo, các doanh nghiệp logistics sẽ có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng container rỗng và có những cách gỡ khó riêng để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
 
- Ms. Hoài Liên -
 

--------------------------

CÁC DỊCH VỤ ASC CUNG CẤP:

- KHAI BÁO HẢI QUAN THIẾT BỊ Y TẾ

- VẬN CHUYỂN AIR / SEA EXW, FOB VỀ VIỆT NAM.

- PHÂN LOẠI TBYT NHANH (CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ)

- LÀM LƯU HÀNH BCD

- CÔNG BỐ LOẠI A & ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TBYT LOẠI BCD

- CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

- CÔNG BỐ HÀNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, MỸ PHẨM

- GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TT30, 44, 47

- LÀM ISO, CFS, CE, FDA, GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU TRANG Y TẾ, ĐỒ BẢO HỘ

TIN MỚI NHẤT

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM   Căn cứ:

CỘNG ĐỒNG