Thủ tục nhập khẩu đường biển
logo

Trong các thủ tục hải quan hàng y tế thì thủ tục nhập khẩu đường biển là hoạt động vận tải vô cùng phổ biến và quan trọng hiện nay. ASC TRANS xin được giới thiệu Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu bằng đường biển 2021 do ASC TRANS cung cấp. 

Với hơn 16 năm hoạt động trong lĩnh vự giao nhận, tư vấn khai báo hải quan hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế, thiết bị phòng thí nghiệm, hàng tiêu hao trong y tế , và kết quả là chúng tôi cung cấp dịch vụ hải quan hàng y tế cho hầu hết các công ty thiết bị y tế hàng đầu tại Việt nham bao gồm các lĩnh vực: nha khoa, mỹ phẩm, dược phẩm, thiết bị phẩu thuật, máy X-Quang, máy thở, máy nội soi, Lazer ứng dụng phẫu thuật nội ngoại khoa…tại Hà Nội HCM và các tỉnh thành có các cơ sở y tế, bệnh viện trên cả nước

Khai báo thủ tục hải quan hàng y tế là những thủ tục cần thiết tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không cần thiết để cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép nhập khẩu/nhập cảnh hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới quốc gia. ASC TRANS sẽ hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp khách hàng nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển sau đây.

1. Thủ tục hải quan nhập khẩu bằng đường biển 2021

Trình tự thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu bằng đường biển cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị Bộ chứng từ khai báo hải quan

Trong quá trình làm thủ tục hải quan thì chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất và cũng mất nhiều thời gian nhất.

Bộ chứng từ khai báo hải quan gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
  • Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
  • Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
  • Giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).

2. Khai và nộp Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là văn bản mà doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Khai báo trên tờ khai là một khâu trong quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:

  • Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
  • Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
  • Thuế và sắc thuế
  • Ghi chú về tờ khai hải quan.

3. Lấy kết quả phân luồng

Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:

* Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện

Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
  • Giấy kiểm tra chất lượng.

* Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn
  • Giấy phép (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ

* Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.

4. Thông quan hàng hóa

Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.

Thiết bị y tế nhập khẩu là một trong những nhóm mặt hàng có điều kiện, và giấy phép của Bộ y tế, kiểm tra chất lượng nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ dành cho một số thiết bị đặc biệt, đòi hỏi các công ty forwarder phải hiểu rõ quy định, thủ tục và nhằm đàm bảo các quy định về nhập khẩu, tránh đi lại nhiều lần, lãng phí nhân sự và thời gian.

Trên đây là những thông tin mà ASC TRANS tư vấn đến bạn về vấn đề thủ tục nhập khẩu hoá chất sinh hoá và thủ tục hải quan hàng y tế theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Để được tư vấn về điều kiện, thủ tục và thời gian xin Giấy phép, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0912 675 886 / (024) 6269 7555

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN MỸ PHẨM   Căn cứ:

CỘNG ĐỒNG